Thị trường ngành dệt may tăng hơn 20% trong 8 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của ngành hàng này tại Việt Nam cũng ghi nhận đạt kim ngạch 4 tỉ đô la Mỹ trong tháng 8 vừa qua. Điều này minh chứng cho thấy tầm quan trọng của triển lãm Saigontex khi cung cấp hàng loạt máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu chính cho thị trường ngành dệt may Việt Nam.
Xuất khẩu của thị trường ngành dệt may
Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thị trường ngành dệt may Việt Nam trong tháng 8 vừa qua lần đầu tiên đạt mốc 4 tỉ đô la Mỹ sau khi đạt mức trên 3 tỉ đô la mỗi tháng của 6 tháng liên tiếp trước đó. Đáng chú ý, theo cơ quan hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong 3 tháng gần đây (tháng 6, 7, 8) đều tăng tốt, lập đỉnh liên tiếp và lần đầu tiên xuất khẩu đạt mốc 4 tỉ đô la vào tháng 8 vừa qua, tăng 8,7% so với tháng liền kề trước đó.
Tính đến hết tháng 8 vừa qua, xuất khẩu thị trường ngành dệt may đạt 26,28 tỉ đô la, tăng 24,3%, tương ứng tăng 5,14 tỉ đô la so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp lớn thứ 2 vào tăng xuất khẩu cả nước chỉ sau nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Bên cạnh đó, theo cơ quan hải quan, trong 8 tháng năm 2022, một số thị trường xuất khẩu chủ lực về dệt may của Việt Nam đều có mức tăng cao trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất của thị trường ngành dệt may trong hơn 10 năm qua.
Cụ thể, xuất khẩu của thị trường ngành dệt may sang thị trường lớn nhất là Mỹ đạt 12,88 tỉ đô la, tăng 22,6%, tương ứng tăng 2,73 tỉ đô la hay thị trường châu Âu (EU) đạt 3,02 tỉ đô la, tăng đến 41,1%, tương ứng tăng 879 triệu đô la. Các thị trường như Nhật Bản, trong cùng thời gian trên cũng tăng 22%, đạt đạt 2,54 tỉ đô la, tương ứng tăng 458 triệu đô la và thị trường Hàn Quốc đạt 2,14 tỉ đô la, tăng 20,5%, tương ứng tăng 365 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả của tháng 8 và 8 tháng đầu năm cho thấy hoàn toàn trái ngược với những lo ngại và kêu ca của các nhà sản xuất, gia công may mặc trong nước khi cho rằng từ tháng 6 đến nay họ liên tục bị cắt giảm đơn hàng đột ngột hoặc đơn hàng mới bị giảm mạnh do các nhà nhập khẩu khó khăn về tiêu thụ sản phẩm. Sự sụt giảm đơn hàng sản xuất hiện nay là tình hình chung trên thế giới. Và trong các nước xuất khẩu dệt may, Việt Nam vẫn là thị trường ngành dệt may được các nhà mua hàng quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, ổn định và là nước có chính sách mở cửa hoạt động bình thường sớm nhất so với Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc…
>> Xem thêm: Ra mắt sợi vải tre tại Saigontex và xu hướng thời trang xanh trong tương lai tại Việt Nam
Sự trở lại của triển lãm Saigontex
Cùng với đó là hoạt động hội nhập sâu rộng của thị trường ngành dệt may Việt Nam qua việc tham gia nhiều Hiệp định đối tác thương mại song phương và đa phương giúp hàng hóa sản xuất từ Việt Nam có thêm nhiều thị trường và cạnh tranh về giá nhờ giảm thuế quan. Điều này đã lý giải phần nào dù tình hình khó khăn nhưng triển lãm Saigontex 2023 vẫn thu hút nhiều nhà sản xuất máy móc, công nghệ lớn trên thế giới tham gia tiếp cận doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Tại sự kiện Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp Dệt & May, Thiết bị, Nguyên phụ liệu & Vải – Saigontex. Một chuyên gia (giấu tên) cho rằng giá trị xuất khẩu đạt kỷ lục nói trên của ngành trong tháng 8 là do sự có mặt của triển lãm Saigontex đã làm tăng sản lượng xuất khẩu của thị trường ngành dệt may năm 2022. Triển lãm Saigontex đã giúp các doanh nghiệp trong & ngoài nước kết nối, hợp tác kinh doanh. Từ đó, các công ty dễ dàng tìm kiếm đại lý và nhà đầu tư chất lượng. Mang đến nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp toàn cầu và các nhà sản xuất địa phương, nhất là sau khi Hiệp định thương mại tự do FTAs được thông qua.
Sự trở lại của triển lãm Saigontex 2023 vừa là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và đẩy mạnh sản xuất, mua bán trong tương lai. Vừa là nơi trưng bày và quảng bá sản phẩm, hình ảnh công ty đến gần hơn với các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Đồng thời, triển lãm Saigontex 2023 còn giúp các doanh nghiệp tăng khả năng nhận diện thương hiệu thông qua sự xuất hiện của mình tại sự kiện và báo chí truyền thông. Vì vậy, việc tìm kiếm cho mình đơn vị thi công gian hàng triển lãm chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được điểm nhấn đối với khách hàng.
Ngoài ra, khi tham gia Saigontex 2023 các doanh nghiệp còn được trực tiếp lắng nghe, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành. Đón nhận những kiến thức quý báu của các ông lớn trong thị trường ngành dệt may, để từ đó rút ra bài học kinh nghiêm cho doanh nghiệp của mình.
Với những lợi ích trên, thật khó để có thể phủ nhận sự trở lại của triển lãm Saigontex 2023 lần này đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế cho thị trường ngành dệt may Việt Nam. Góp phần giúp cho các doanh nghiệp đang gặp khó vươn lên và phát triển hơn nữa trong tương lai.