SaigonTex và ngành dệt may đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

SaigonTex và ngành dệt may đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Saigontex là Triển lãm hàng đầu trong ngành dệt may tại Việt Nam. Nơi đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và đẩy mạnh sản xuất, mua bán trong tương lai. Saigontex và ngành dệt may có mối liên kết chặt chẽ trong việc đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới thông qua triển lãm.

Tổng quan tình hình ngành dệt may tại Việt Nam

Năm 2022 vừa qua, chỉ trong 10 tháng đầu năm, toàn ngành dệt may xuất khẩu được gần 38 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021. Ngành dệt may đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây là sự bứt phá của ngành dệt may Việt Nam trong phát triển thị trường. Cùng với đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc các loại.

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Trong định hướng phát triển ngành Công Thương, Bộ Công Thương luôn coi dệt may là một ngành quan trọng, không chỉ đóng vai trò là ngành sản xuất công nghiệp mang lại giá trị xuất khẩu cao, đứng thứ ba cả nước, mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động với thu nhập cao hơn từ 2-3 lần so với lao động nông nghiệp. Chính vì thế, sự kết hợp của triển lãm Saigontex và ngành dệt may là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu.

Theo VITAS, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2022, tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may chững lại do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc khi Việt Nam đang nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ thị trường này cùng những yêu cầu khắt khe từ phía các quốc gia nhập khẩu về cam kết phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu

Tổng quan tình hình ngành dệt may tại Việt Nam
Tổng quan tình hình ngành dệt may tại Việt Nam

Trước những khó khăn đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng tốt ước đạt 42 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2021. Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là thị trường tiêu thụ dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp

Thông qua sự kết hợp giữa triển lãm Saigontex và ngành dệt may. Mục tiêu từ nay tới năm 2025, Việt Nam sẽ có 20 thương hiệu thời trang không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới. Để đạt được mục tiêu đề ra và thực hiện khẩu hiệu “Vượt qua thách thức – Phát triển bền vững – Hướng tới tương lai”.

Saigontex và ngành dệt may đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Saigontex và ngành dệt may là sự kiện thương mại Quốc tế về ngành Công nghiệp Dệt & May được tổ chức bởi CP Exhibition Ltd. Saigontex là triển lãm thương mại đầu tiên được CP tổ chức tại Việt Nam. Diễn ra lần đầu vào năm 1990, Saigontex được đánh giá là sự kiện lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong ngành dệt may. Đây cũng là triển lãm ngành dệt may duy nhất được Hiệp hội UFI phê duyệt và chứng nhận đảm bảo về chất lượng quốc tế.

Saigontex và ngành dệt may tại Việt Nam đã có những bước chuyển mình cực kỳ hiệu quả đem đến sự phát triển vượt bậc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp tham gia Saigontex và ngành dệt may Việt Nam tiếp cận với những thế hệ công nghệ tiên tiến nhất, thiết bị hiện đại nhất, từ đó có thể xác định định hướng đầu tư trong thời gian tới.

Trong bối cảnh một số nước trên thế giới vẫn đang đóng cửa thì triển lãm Saigontex và ngành dệt may 2023 vẫn nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp ngành dệt may trên thế giới. Điều này được chứng minh qua các con số ấn tượng mà triển lãm Saigontex đã đem lại trong những năm qua. Sang đến năm nay, Saigontex 2023 ghi nhận số lượng khủng doanh nghiệp đăng ký tham gia trưng bày với 278 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và khu vực trên thế giới như: Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Mỹ, Việt Nam. Tổng diện tích trưng bày lên đến 10.000m2.

Saigontex và ngành dệt may đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới
Saigontex và ngành dệt may đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới

Điểm mới của triển lãm Saigontex và ngành dệt may năm nay là tập trung vào các loại máy may công nghiệp chất lượng cao, hệ thống công nghệ tự động hóa cao, cung cấp các giải pháp kỹ thuật số cho ngành may mặc. Các sản phẩm máy móc được trưng bày, giới thiệu tại triển lãm đều là những công nghệ mới, tiên tiến nhất trên thế giới; nguyên phụ liệu cũng đa dạng từ phụ kiện may mặc, vải, cho tới các nguyên phụ liệu khác.

Chính vì vậy, tham gia trưng bày tại triển lãm Saigontex 2023 cũng như việc tìm kiếm cho mình những đơn vị thi công gian hàng hội chợ chuyên nghiệp là lựa chọn cực kỳ thích hợp cho các doanh nghiệp, công ty đang mong muốn tạo ấn tượng với khách tham quan, mở rộng thị trường của mình sang các nước phát triển.

>> Xem thêm: Tình hình xuất khẩu của thị trường ngành dệt may và sự trở lại của triển lãm Saigontex

Các bài viết liên quan