Lễ hội ở Tây Nguyên: Trải nghiệm văn hóa địa phương độc đáo

Lễ Hội ở Tây Nguyên: Trải Nghiệm Văn Hóa Địa Phương Độc Đáo

Lễ hội ở Tây Nguyên là cơ hội để bạn tìm hiểu lịch sử và khám phá những “món ăn tinh thần” đặc biệt, nơi mà các giá trị văn hoá truyền thống được thể hiện một cách sôi động và náo nhiệt. Trong bài viết này, hãy cùng Gia Long tìm hiều những lễ hội nổi bật nhất và những trải nghiệm tuyệt vời mà vùng đất Tây Nguyên mang lại.

Đôi nét về lễ hội ở Tây Nguyên

Các lễ hội ở Tây Nguyên
Các lễ hội ở Tây Nguyên

Tây Nguyên nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên núi rừng nguyên sơ và những nét đẹp văn hoá phong phú gắn liền với lịch sử của các dân tộc thiểu số như người Ê Đê, người M’nông, người Ba Na, người Gia Rai và người Xơ Đăng.

Mỗi dân tộc có những nét văn hoá, phong tục và lễ hội riêng, góp phần làm giàu thêm bức tranh văn hoá của vùng đất Tây Nguyên như cồng chiêng với những giá trị lịch sử và được xuất hiện rất nhiều trong kho tàng văn học. 

Ngoài ra, còn rất nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng mang đậm chất văn hoá và chứa đựng những giá trị tinh thần như lễ hội đua voi, đâm trâu, cúng bến nước,…mà bạn không nên bỏ qua.

Trải nghiệm các lễ hội ở Tây Nguyên

Mỗi lễ hội ở Tây Nguyên điều mang một màu sắc và ý nghĩa riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá những lễ hội nổi tiếng và đặc sắc nhất của vùng đất này.

Lễ hội Cồng Chiêng

Không khí sôi động và náo nhiệt tại lễ hội cồng chiêng
Không khí sôi động và náo nhiệt tại lễ hội cồng chiêng

Lễ hội cồng chiêng là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại Tây Nguyên. Cồng Chiêng là tiếng nói tâm linh, là tâm hồn con người với những âm thanh vang vọng khắp núi rừng lột tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

Được tổ chức hàng năm không có khoảng thời gian cụ thể và tổ chức luân phiên tại các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng, Konkum, Đăk Nông và Gia Lai. Là dịp để du khách trải nghiệm và khám phá các giá trị truyền thống thông qua các hoạt động như: phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống và âm thực Tây Nguyên.

Lễ hội đua voi

Lễ hội thường được diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch và kéo dài trong 3 ngày. Lễ hội nhằm tôn vinh tinh thần sự gan dạ, không sợ hãi, khả năng săn bắt và thuần dưỡng voi của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung và người M’nông nói riêng.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có nhiều hoạt động thú vị như: Lễ cúng cầu mong cho những chú voi được khoẻ mạnh, đua voi, voi đá bóng, thi voi vượt sông Sê rê pôk,…Lễ hội rất được du khách trong và ngoài nước yêu thích bởi bầu không khí náo nhiệt, sôi đấu kịch tính của các trận thi đấu.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Gian hàng trưng bày tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Gian hàng trưng bày thu hút tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thường được tổ chức vào tuần đầu tiên trong tháng 3, cũng là dịp để người dân và du khách nhớ đến ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột (10-03-1975). Lễ hội được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk.

Cà phê là một trong những đặc sản nổi tiếng và mang lại giá trị rất lớn cho người dân. Chính vì vậy, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá là lễ hội đặc sắc nhất mang tầm vóc của một lễ hội cấp Quốc gia.

Ngoài mục đích thể hiện được sự sung túc, ấm no, mùa bội thu mà còn là dịp để quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột – vùng đất giàu bản sắc dân tộc. Là một trong các lễ hội ở Tây Nguyên được săn đón và thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân khắp mọi nơi.

Hội chợ cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những hoạt động nổi bật và đặc sắc trong khuôn khổ của lễ hội cà phê. Tại đây du khách có thể chiêm ngưỡng những thành tựu, hành trình phát triển của ngành và thưởng thức những ly cà phê chất lượng do chính tay những bartender hàng đầu trong nước.

Ngoài ra tại hội chợ, du khách sẽ được trải nghiệm không gian trưng bày với những thiết kế gian hàng độc đáo, chiêm ngưỡng quá trình pha cà phê tại hội thi pha chế, và tìm hiểu hành trình du lịch cà phê,…

Lễ Hội đâm trâu

Điểm nhấn đặc biệt tại lễ hội ở Tây Nguyên
Điểm nhấn đặc biệt tại lễ hội ở Tây Nguyên

 Một trong những lễ hội ở Tây Nguyên độc đáo nổi tiếng của người Ba Na không thể bỏ qua chính là lễ hội đâm trâu. Ngày hội mang nét văn hoá truyền thống đậm chất núi rừng thể hiện tinh thần đoàn kết của các thành viên, các dân tộc tại vùng Tây Nguyên.

Sau lễ hội đâm trâu người dân cả làng sẽ quây quần bên ché rượu cần, bên những mâm thịt, cùng nhau nhảy múa, ăn uống quây quần quanh đống lửa tận hưởng thành quả và sự ban thưởng của thần linh.

Lễ ăn cơm mới

Được tổ chức hàng năm vào thời điểm sau mùa thu hoạch, là dịp để người dân làm lễ cảm tạ trời đất vì đã có một mùa vụ bội thu. Đây là một lễ hội đặc trưng và phổ biến của nhiều địa phương ở vùng đất Tây nguyên.

Với mục đích đầu tiên là ăn mừng lúc thóc về nhà và cũng là cơ hội để người dân cúng hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những lời nguyện mong cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh và những mùa vụ sau được thuận lợi.

Lễ cúng bến nước

Lễ cúng bền nước truyền thống của người Ê Đê
Lễ cúng bền nước truyền thống của người Ê Đê

Lễ cúng bến nước là một trong những lễ hội ở Tây Nguyên đặc biệt và phổ biến của người đồng bào dân tộc Ê Đê. Thường được tổ chức tại các buôn làng của người đồng bào Ê Đê vào tháng 3 dương lịch hàng năm, thời điểm sau mùa thu hoạch và trước khi bước vào mùa vụ mới. Lễ hội với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Tại Lễ cúng, thầy cúng và người dân sẽ cùng cầu xin cho nguồn nước trong lành không bao giờ cạn, những người uống nước này sẽ được khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt, khá giả, đem đến may mắn cho người dân.

Lễ tạ ơn mẹ

Một nét đẹp trong đời sống văn hoá ứng xử của người J’rai và Ba Na, thường được tổ chức sau lễ mừng lúa mới. Đây là nghi lễ của mà người con sau khi lập gia đình, thành đạt, có nhà riêng sẽ về tổ chức lễ tạ ơn cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người.

Mâm lễ cúng thường có một con heo lớn, một con gà và một chè rượu ngon. Tuy chỉ là mâm cúng trong gia đình nhưng cũng sẽ được tổ chức linh đình và mời bà con láng giềng sang ăn uống và chung vui cùng gia đình.

Tổng kết

Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức ngoài mục đích gìn giữ những di sản văn hoá mà còn mang đến những giá trị to lớn giúp cho đời sống người dân được ổn định hơn. Tây Nguyên thực sự là nơi hội tụ những nét đẹp văn hoá truyền thống mà ai cũng nên đến và trải nghiệm một lần.

>>Xem thêm: Tổ chức cuộc thi video, clip giới thiệu về cây cà phê Buôn Ma Thuột

Các bài viết liên quan