Khai mạc Saigontex 2025 – Triển lãm hàng đầu ngành công nghiệp dệt may

Gian hàng Webest tại triển lãm SaigonTex được thi công thực hiện bởi Gia Long

Sáng ngày 9 tháng 4 năm 2025,  buổi khai mạc SaigonTex 2025 Triển lãm Quốc tế Ngành Công nghiệp Dệt và May – Thiết bị, Nguyên phụ liệu và Vải đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này không chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới mà còn hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy chuyển đổi xanh và số hóa, hướng tới phát triển bền vững vào năm 2030-2035.

Buổi khai mạc SaigonTex 2025 diễn ra hoành tráng

Vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 2025, Triển lãm Quốc tế Ngành Công nghiệp Dệt và May – Thiết bị, Nguyên phụ liệu và Vải SaigonTex 2025 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện đánh dấu năm thứ 35 được tổ chức bởi Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) và CP Exhibition Ltd Hong Kong (Trung Quốc), cùng sự phối hợp của Hiệp hội Công Thương Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), và các đơn vị liên quan.

Triển lãm thu hút hơn 1.100 nhà triển lãm, tăng 6% so với năm 2024, đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, Hà Lan, Pakistan, Pháp, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, và nhiều quốc gia khác.

Xuyên suốt những ngày diễn ra triển lãm sẽ diễn ra thêm các hoạt động đặc biệt như các nhà triển lãm giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới, tổ chức biểu diễn thời trang với 8 chủ đề (Season 2), và thiết lập các gian hàng quốc gia, khu vực để thúc đẩy thương mại giữa người mua trong và ngoài nước.

Nghi thức cắt băng khai mạc Saigontex 2025
Nghi thức cắt băng khai mạc Saigontex 2025

Tầm quan trọng của triển lãm SaigonTex 2025

SaigonTex 2025 là nền tảng để ngành dệt may Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ toàn cầu. Theo như phát buổi trong buổi khai mạc của ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc VINATEX, ngành dệt may đã có bước phát triển vượt bậc từ năm 1990 đến nay, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia. Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI-HCM, nhấn mạnh: “Giá trị xuất khẩu dệt may năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023, đưa Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Mục tiêu cho năm 2025 là đạt 47-48 tỷ USD.”

Gian hàng tại triển lãm SaigonTex được thi công thực hiện bởi Gia Long
Gian hàng tại triển lãm SaigonTex được thi công thực hiện bởi Gia Long

Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng có sự tăng trưởng đáng kể, từ khoảng 300 triệu USD cách đây 25 năm lên 4,5 tỷ USD vào năm 2024. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm:

Thị Trường

Tỷ Lệ (%)

Mỹ

37,98%

EU

9,77%

Hàn Quốc

8,93%

Trung Quốc

8,3%

ASEAN

6,59%

Một số hướng đi trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam

Dù đạt nhiều thành tựu, ngành dệt may Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thiếu lao động lành nghề, khó khăn trong việc dự báo đơn hàng, và yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Ngoài ra, ngành cũng phải đối phó với các rào cản thương mại mới và sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia khác.

Gian hàng tại triển lãm SaigonTex được thi công thực hiện bởi Gia Long
Gian hàng tại triển lãm SaigonTex được thi công thực hiện bởi Gia Long

Để vượt qua những thách thức này, ngành cần cải thiện liên kết chuỗi cung ứng, áp dụng công nghệ mới và tự động hóa, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ hoàn thiện denim và sản xuất bền vững. Hướng đi tương lai được định hướng là phát triển bền vững vào năm 2030-2035, với mục tiêu xây dựng một ngành công nghiệp dệt may hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn cầu, và hướng tới nền kinh tế tuần hoàn vào giai đoạn 2031-2035.

SaigonTex 2025 không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam kết nối, học hỏi và phát triển mà còn là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển không ngừng của ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Với quy mô lớn và ý nghĩa chiến lược, sự kiện này góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tiến xa hơn trên bản đồ toàn cầu.

 

Các bài viết liên quan