Laminate và melamine là hai loại vật liệu được lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp nội thất hiện nay. Cả hai đều góp phần làm tăng tính thẩm mỹ và nâng cao giá trị của sản phẩm nội thất trong quá trình thiết kế trưng bày. Trong bài viết sau, Gia Long sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về sự khác nhau giữa laminate và melamine. Qua đó giúp bạn có được giải pháp tối ưu cho sản phẩm nội thất của mình.
Đôi nét về laminate và melamine
Laminate và melamine là loại bề mặt vật liệu gỗ với tính mỹ phẩm cao cùng đa dạng màu sắc đang trở thành xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Hai bề mặt nhìn vào sẽ tương đối giống nhau, đó là lý do khiến không ít người bị nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn.
Bề mặt Laminate là gì?
Bề mặt laminate là bề mặt chuyên được dùng phủ lên các cốt ván dăm, ván HDF hay ván MDF giúp làm tăng tính thẩm và độ bền cho sản phẩm. Với cấu tạo gồm 3 lớp: lớp Overlay, lớp Decorative paper và lớp Kraft paper. Ép nén với áp suất cao theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate).
- Đặc tính: Nhờ cấu tạo bởi nhiều lớp và có lớp bảo vệ bề
mặt, laminate có khả năng chống trầy xước, va đập và chịu nhiệt tốt. Qua đó, giúp bề mặt laminate luôn giữ được tính thẩm mỹ cao dưới những tác động từ bên ngoài. - Ứng dụng: Laminate thường được sử dụng trên bề mặt của các loại tủ, bàn, kệ, phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng tắm, sản nhà, trang trí tường…Tạo nên một vẻ đẹp sang trọng nhưng không phải tốn quá nhiều chi phí thay vì một số vật liệu đắt tiền.
Bề mặt Melamine là gì?
Bề mặt melamine được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất và thi công gian hàng triển lãm. Đây là lớp giấy trang trí được nhúng keo melamine, sau đó ép lên bề mặt các loại ván gỗ công nghiệp, tạo thành lớp bảo vệ và làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm nội thất.
- Đặc tính: Keo nhúng melamine giúp làm tăng thêm độ bền cho sản phẩm, cùng với đó là khả năng chống cháy, chấm thấm và chống ẩm mốc
- Ứng dụng: Melamine được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất, bàn làm việc, trang trí tường, nội thất văn phòng…
So sánh ưu nhược điểm giữa laminate và melamine
Độ bền và khả năng chịu lực
Độ bền
- Laminate: Độ bền cao hơn do có cấu trúc nhiều lớp cùng lớp bảo vệ bề mặt chất lượng cao. Chịu được lực tác động mạnh cùng khả năng chống xước tốt.
- Melamine: Có độ bền tốt nhưng không bằng Laminate. Bề mặt có thể bị trầy xước hay mòn đi sau thời gian sử dụng.
Khả năng chịu nhiệt
- Laminate: Có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu được nhiệt độ lên 150℃ nhưng vẫn không làm thay đổi hình dạng
- Melamine: Khả năng chịu nhiệt thấp hơn, với nhiệt độ trong khoảng từ 80 – 100 ℃. Trường hợp ở nhiệt độ quá cao sẽ xảy ra hiện tượng biến màu và bong tróc.
Khả năng chịu ẩm
- Laminate: Khả năng chống thấm nước tốt, phù hợp cho những khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm.
- Melamine: Có khả năng chống ẩm tương đối, khi thấm nước vào các mép có thể gây ra hiện tượng phồng rộp.
Tính thẩm mỹ và thiết kế
Màu sắc
- Laminate: Có sự đa dạng về màu sắc, có thể mô phỏng giống với nhiều loại vật liệu tự nhiên như gỗ, kim loại, đá,…
- Melamine: Màu sắc và họa tiết ít đa dạng hơn so với laminate, tuy nhiên vẫn mang đến đa dạng các màu sắc sản phẩm.
Độ bóng:
- Laminate: Thường có bề mặt bóng hoặc mờ, tuy nhiên còn tùy thuộc vào từng loại laminate được chọn. Bề mặt laminate làm toát lên được sự sang trọng và hiện đại cho không gian.
- Melamine: Có bề mặt bóng mịn, tạo cảm giác sáng và sạch. Phù hợp với không gian đơn giản nhưng không kém phần hiện đại.
Chi phí thực hiện
- Laminate: Có giá thành cao hơn so với melamine
- Melamine: Tiết kiệm chi phí từ ban đầu đến quá trình bảo dưỡng
Kết luận
Nếu Laminate được đánh giá cao về độ bền và tính thẩm mỹ cao thì melamine là lựa chọn tuyệt vời để tiết kiệm chi phí. Cả hai loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn vật liệu phù hợp cho mình.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang đến đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về laminate và melamine. Từ đó có thể lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất cho dự án thiết kế của mình.
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết dùng ánh sáng trong gian hàng triển lãm hút khách tham quan